Lịch sử cà phê chồn Tây Nguyên Cà phê chồn Đắk Lắk

Truyền thuyết hình thành cà phê chồn

Cà phê chồn được nhắc đến như một truyền thuyết. Nó xuất hiện một cách tự nhiên vào nửa đầu thế kỉ 20 khi vùng Tây Nguyên còn thưa thớt dân cư và những đồn điền cà phê của người Pháp còn nằm sâu trong những cánh rừng đại ngàn. Những cánh rừng ở Tây Nguyên vốn là nơi trú ngụ của nhiều loại động vật hoang dã, trong đó có loài chồn và những trái cà phê đã trở thành một trong những loại thức ăn của chúng. Trong năm chỉ có một mùa cà phê duy nhất từ tháng 8 đến tháng 12. Trong khoảng thời gian này, người ta thường bắt gặp những con chồn rừng lẻn vào các đồn điền cà phê để thưởng thức những trái cà phê mà chúng lựa chọn rất kĩ bằng bản năng siêu phàm của mình.

Cũng trong đêm đó, những hạt cà phê đã bị tiêu hóa một phần được thải ra. Khi những người nông dân đi thu hái cà phê đã thấy những hạt cà phê kì lạ này, họ mang về phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và chế biến chúng thành thức uống. Nhờ vậy, họ đã phát hiện ra một loại thức uống có hương vị ngon hơn hẳn cà phê thông thường. Từ đó, cứ đến mùa cà phê, người nông dân ngoài việc đi thu hái cà phê còn đi lượm những hạt cà phê chồn để tạo nên cà phê chồn thơm ngon hiếm có, loại cà phê mà những ai đã từng được thưởng thức thì sẽ không bao giờ quên. Truyền thuyết cà phê chồn đã ra đời như vậy.[3]

Truyền thuyết cà phê chồn biến mất

Tây Nguyên là một vùng đất màu mỡ nên thu hút được lượng lớn dân di cư về đây từ nửa sau thế kỷ 20 (tiêu biểu là Cuộc di cư Việt Nam, 1954). Sau ngày thống nhất đất nước, làn sóng dân di cư từ các tỉnh (chủ yếu là các tỉnh miền Bắc) ngày càng phát triển. Điều này làm cho dân cư vùng Tây Nguyên vốn thưa thớt dần trở nên đông đúc một cách nhanh chóng, kéo theo nhu cầu định cư, trồng trọt,... cũng tăng lên làm cho diện tích rừng ở đây ngày càng bị thu hẹp, đồng thời tình trạng săn bắt thú hoang cũng ngày càng lan rộng.

Dần dần, Tây Nguyên rộng lớn chỉ còn lại một vài cánh rừng nguyên sinh ở những nơi xa xôi hay trong khu bảo tồn thiên nhiên. Lúc này, những trang trại cà phê bao phủ lấy cả một vùng; các loài động vật hoang dã cũng ngày càng suy giảm, trong đó có loài chồn. Cứ thế, hình ảnh từng đàn chồn lẻn vào rẫy cà phê đã dần biến mất, cà phê chồn chỉ còn lại trong ký ức. Cuối cùng, câu chuyện cà phê chồn chỉ còn được truyền miệng và truyền thuyết cà phê chồn thực sự biến mất cho đến nay.[3]

Khôi phục truyền thuyết cà phê chồn

Trước năm 2000, khi được hỏi về cà phê chồn, nhiều người dân trong nước (kể cả những người dân Đăk Lăk) chỉ cho đó là truyền thuyết. Nhưng đến nay, Tây Nguyên đã có những trang trại cà phê chồn ở Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng. Những trang trại đi đầu trong việc khôi phục lại truyền thuyết này phải kể đến là Trại động vật hoang dã Kiên CườngTrại chồn Quốc KhánhĐăk Lăk[4].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cà phê chồn Đắk Lắk http://choncoffee.com/2011/blogcoffeevietnam/rang-... http://choncoffee.com/2011/blogcoffeevietnam/su-th... http://choncoffee.com/trang-trai-chon/?lang=vi http://www.economist.com/blogs/prospero/2012/01/co... //edwardbetts.com/find_link?q=C%C3%A0_ph%C3%AA_ch%... http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2010/08/3ba1f0c... http://www.thanhnien.com.vn/pages/20110714/chon-hu... http://www.trungnguyen.com.vn/store/1696/weasel-th... http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.... http://lehoicaphe.vn/home/index.php?option=com_con...